Hệ thống truyền tải điện là gì

Đăng bởi Hùng TV vào lúc 25/06/2024

1. Khái niệm hệ thống truyền tải điện là gì?

Để hiểu rõ về hệ thống truyền tải điện là gì? trước tiên chúng ta cùng hiểu truyền tải điện là gì nhé

1.1. Khái niệm truyền tải điện:

Truyền tải điện hay còn gọi là hệ thống điện bao gồm lưới điện truyền tải và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện truyền tải.

1.2. Khái niệm hệ thống truyền tải điện:

Hệ thống truyền tải điện là tổ hợp các cơ sở hạ tầng điện dùng để truyền tải điện năng công suất lớn trên khoảng cách xa, từ nhà máy sản xuất điện đến nơi tiêu thụ điện.

Hình ảnh hệ thống truyền tải điện

1.3. Hệ thống truyền tải điện tại Việt Nam

Hệ thống truyền tải điện Việt Nam là một mạng lưới phức tạp và quan trọng, được thiết kế để cung cấp điện năng từ các nhà máy điện đến người tiêu dùng trên khắp cả nước.

2. Vai trò của hệ thống truyền tải điện

Hệ thống truyền tải điện đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kết nối điện năng giữa các vùng miền, kết nối các nhà máy điện và các trung tâm phụ tải, cung cấp điện năng cho mọi miền đất nước. Vì vậy, việc thiết lập hệ thống truyền tải điện an toàn, ổn định, bền vững không chỉ là mục tiêu của ngành điện mà còn là mong muốn của các khách hàng sử dụng điện.

Vai trò của hệ thống truyền tải điện trong hệ thống lưới điện quốc gia

3. Hệ thống truyền tải điện bao gồm các thành phần chính sau:

3.1. Đường dây truyền tải:

Đường dây cao thế: Được sử dụng để truyền tải điện năng từ các nhà máy điện đến các trạm biến áp trung gian. Thường có điện áp từ 110 kV trở lên.
Đường dây trung thế: Truyền tải điện từ các trạm biến áp trung gian đến các trạm biến áp phân phối. Điện áp thường nằm trong khoảng từ 1 kV đến 69 kV.
Đường dây hạ thế: Truyền tải điện từ các trạm biến áp phân phối đến người tiêu dùng. Điện áp thường là dưới 1 kV.

3.2. Trạm biến áp:

Trạm biến áp tăng áp: Nâng cao điện áp để truyền tải điện năng đi xa.
Trạm biến áp giảm áp: Hạ thấp điện áp để phù hợp với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
Máy biến áp: Thiết bị điện từ có nhiệm vụ biến đổi điện áp từ mức này sang mức khác (tăng áp hoặc giảm áp) để phù hợp với nhu cầu truyền tải và phân phối.

Hình ảnh trạm biến áp trong hệ thống truyền tải điện

3.3. Thiết bị bảo vệ và điều khiển:

Rơle bảo vệ: Phát hiện các sự cố trong hệ thống và tự động ngắt điện để bảo vệ thiết bị.
Máy cắt điện (CB): Ngắt dòng điện khi xảy ra sự cố.
Thiết bị điều khiển: Giám sát và điều khiển hoạt động của hệ thống truyền tải điện, bao gồm các bộ điều khiển từ xa và hệ thống SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition).

3.4. Cáp điện:

Cáp ngầm Sử dụng để truyền tải điện dưới lòng đất, đặc biệt ở các khu đô thị hoặc khu vực có không gian hạn chế.

Cáp điện cao thế thường được treo trên các cột điện trong các đường truyền tải cao thế.

3.5. Cột điện:

Cột điện được sử dụng để treo dây điện trên cao. Bao gồm các loại cột đơn giản (bằng gỗ, bê tông) đến các cột điện thép phức tạp.

3.6. Phụ kiện điện:

Phụ kiện điện bao gồm các loại cách điện, dây dẫn, cáp, và các phụ kiện kết nối khác để đảm bảo hệ thống truyền tải hoạt động ổn định và an toàn.

4. Link một số bài viết tham khảo

Cấu tạo trạm biến áp hợp bộ

Phân loại nhà máy điện

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Gọi ngay
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Ebright Việt Nam
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn