Lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời gồm các thiết bị chính như tấm pin năng lượng mặt trời, bộ inverter và các vật tư phụ như đồng hồ 2 chiều, khung giá đỡ, dây dẫn… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các thiết bị năng lượng điện mặt trời sau đây nhé:
1. Các Loại Pin Năng Lượng Mặt Trời
Thiết bị đầu tiên, quan trọng nhất cho hệ thống năng lượng mặt trời gia đình nói riêng và cho mọi hệ thống điện mặt trời nói chung là pin mặt trời. Bao gồm nhiều tế bào quang điện (solar cells) – được tạo thành từ chất bán dẫn và chứa rất nhiều diot quang học trên bề mặt, pin mặt trời chịu trách nhiệm biến đổi năng lượng ánh sáng thành điện năng. Các loại pin mặt trời dùng trong hộ gia đình phổ biến hiện nay được chế tạo bằng tinh thể silic. Trong đó, loại pin đơn tinh thể (Mono-Si) thường có hiệu suất, tuổi thọ cao và độ suy giảm thấp hơn so với pin đa tinh thể (Poly-Si). Giá thành của các loại pin Mono-Si vì thế cũng thường nhỉnh hơn so với pin Poly. Một số thương hiệu pin mặt trời chất lượng được ưa chuộng sử dụng trong các hộ gia đình hiện nay là LG, Hanwh Q-Cells, ARM Solar…
2. Bộ Hòa Lưới Điện (Grid-Tie Inverter)
Điện năng được chuyển đổi từ tấm pin năng lượng mặt trời là dòng diện một chiều nhưng điện sử dụng cho các thiết bị điện là dòng điện xoay chiều. Vì vậy, phải có thiết bị chuyển dòng điện 1 chiều (DC) thành điện xoay chiều (AC) để có thể sử dụng ngay. Thiết bị đảm trách việc này chính là bộ hòa lưới điện (inverter). Do vậy, đây cũng là một thiết bị quan trọng trong hệ thống năng lượng mặt trời gia đình. Có thể kể đến một số thương hiệu sản xuất bộ hòa lưới điện sử dụng trong hệ thống điện mặt trời là ARM Solar, ABB, SMA…
3. Tủ Phân Phối Và Bảo Vệ DC/AC
Tủ điện này nhận điện từ inverter và phân phối cho các thiết bị điện sử dụng trong gia đình như: đèn, điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện, máy tính, tivi… Cấu thành một hệ thống năng lượng mặt trời gia đình tiêu chuẩn phải bao gồm tủ DC và AC (hoặc tủ kết hợp cả 2). Tủ điện đạt chuẩn phải đảm bảo đầy đủ các tính năng phân phối, chia tách, theo dõi và bảo vệ từ các cụm pin xuống cũng như từ điện lưới lên – từ đó giữ được tính ổn định của cả hệ thống và độ bền của tất cả thiết bị, trong bất cứ điều kiện nào.
4. Đồng Hồ 2 Chiều Đo Đếm Điện Năng
Đồng hồ 2 chiều đo đếm điện năng còn được biết đến với tên gọi đồng hồ giao – nhận điện. Đúng như tên gọi, đồng hồ này giúp đo lượng điện được sản xuất bởi hệ thống điện mặt trời và lượng điện bán cho EVN. Khi lượng điện sản xuất vượt quá nhu cầu sử dụng, lượng điện dư trong năm (sau khi bù trừ cho lượng điện sử dụng hằng tháng) sẽ được EVN mua lại với giá được Nhà nước quy định. Hiện nay, hầu hết các hộ gia đình đều lắp điện mặt trời nối lưới nên đều được lắp đồng hồ 2 chiều. Trong trường hợp hộ gia đình nào lắp điện mặt trời độc lập (như ở vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới) thì sẽ không có đồng hồ này mà sẽ trang bị ắc-quy dự trữ điện.
5. Hệ Thống Đo Đếm Điện Năng Và Giám Sát Từ Xa (Monitoring System)
Hệ thống này giúp chủ nhà theo dõi chi tiết tất cả các dữ liệu quan trọng liên quan đến hệ thống năng lượng mặt trời gia đình, như sản lượng điện được sản xuất ra từ hệ thống, lượng điện đã được tiêu thụ, trạng thái sạc của hệ thống lưu trữ, thông báo lỗi của hệ thống… Do có thể sử dụng trên tất cả các hệ điều hành phổ biến như Android , IOS, Web App… nên người dùng có thể sử dụng hệ thống này để giám sát, theo dõi mọi lúc mọi nơi, từ đó biết được tình trạng hiện tại của công trình, tối ưu hóa việc tiêu thụ điện để đạt được lợi nhuận cao nhất.
6. Một Số Loại Vật Tư Phụ Khác
Ngoài các thiết bị trên, một hệ thống điện mặt trời còn gồm các vật tư phụ khác như khung giá đỡ tấm pin mặt trời (khung kẽm/ nhúng nóng, ray bát kẹp nhôm chuyên dụng anodize), dây dẫn, thang máng cáp dùng cho việc lắp đặt đường dây và cáp điện, một số phụ kiện chuyên dụng khác. Các phụ kiện chuyên dụng này thường do các kỹ thuật viên thi công điện mặt trời tự chuẩn bị và mang đi lắp đặt.
7. Một số bài viết tương tự tham khảo:
Nguyên lý của thiết bị chống sét lan truyền
Thiết bị truyền tải điện